Cách chăm sóc sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi

Khi bước vào tuổi xế chiều, toàn bộ các hệ thống trong cơ thể suy yếu khiến cho sức khỏe giảm sút nhiều, gây nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch. Vì vậy, một trong những việc cần chú ý ở độ tuổi này chính là cách chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Cách chăm sóc sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi

Ở tuổi cao, bên cạnh sự thay đổi của các chức năng trong cơ thể, một số thói quen cũng như cách chăm sóc không đúng dễ dẫn đến tình trạng tăng cân. Trong khi đó, tăng cân lại là nguyên nhân đi kèm với nhiều nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và hội chứng chuyển hóa – Tất cả những bệnh này có thể dẫn đến tổn thương động mạch, một dấu hiệu của nhiều loại bệnh tim khác nhau.

Chính vì vậy, tuổi càng cao, càng cần phải lưu ý những thói quen sau:

1. Không ngồi một chỗ quá lâu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim do liên quan đến sự thay đổi trong các chức năng sinh lý của cơ thể.

Cụ thể, khi ngồi trong thời gian dài, cơ thể không vận động đủ, khiến máu không thể lưu thông hiệu quả, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, tăng huyết áp, làm tăng khả năng hình thành cục máu đông. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây ra các bệnh tim mạch, điển hình như bệnh động mạch vành, đột quỵ, thậm chí là suy tim.

Cách chăm sóc sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi

Ngoài ra, việc ngồi nhiều còn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến mức cholesterol và đường huyết có thể gây mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như các bệnh tim mạch liên quan.

Do đó, hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh ngay khi có thể, đặc biệt là người cao tuổi, dù là đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào như ngồi làm việc, xem TV.

2. Thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe tim mạch

Nhiều khi, cơ thể có thể “kêu gọi” những tín hiệu cảnh báo về sức khỏe tim mạch nhưng lại rất khó nhận ra nếu không theo dõi các chỉ số sức khỏe. Ví dụ, mức cholesterol cao, đường huyết cao, hay huyết áp cao có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không kiểm tra thường xuyên, bạn có thể không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Ngược lại, thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe có thể sớm phát hiện các bất thường sức khỏe từ sớm, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này, giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim mạch.

3. Nên dành thời gian dùng bữa tại nhà

Việc ăn uống ở nhà thay vì ăn ngoài sẽ giúp chúng ta có sự kiểm soát chất lượng thực phẩm từ nguồn gốc, chất lượng cho đến thành phần của nguyên liệu sử dụng, đảm bảo món ăn vừa ngon, vừa không chứa các hóa chất cũng như việc sử dụng dầu mỡ, gia vị hay phụ gia.

Bí quyết phòng tránh bệnh tim mạch tại nhà đơn giản

Bên cạnh đó, tự nấu ăn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, tránh các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, giảm bớt muối, đường, hoặc các thực phẩm chế biến sẵn, tránh các bệnh lý liên quan đến ăn uống không lành mạnh như béo phì, tiểu đường hay bệnh tim mạch.

Vì vậy, dù ăn ngoài quán xá có thể mang lại sự tiện lợi, nhưng ăn uống ở nhà chính là cách tạo dựng những thói quen ăn uống lành mạnh, bền vững, giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

4. Duy trì cân nặng ở mức phù hợp nhất

Duy trì cân nặng hợp lý không chỉ giúp giảm gánh nặng cho tim mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, và viêm mạn tính – tất cả đều là những yếu tố quyết định sức khỏe tim mạch.

Có cách duy trì cân nặng nào dễ thực hiện không?

Một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với vận động đều đặn, sẽ giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể lý tưởng, bảo vệ trái tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

5. Nên áp dụng giảm stress đúng cách

Để giảm stress, có không ít người áp dụng sai cách từ cách ăn, dùng thuốc, uống rượu bia, thuốc lá,… Những cách này mang đến tác dụng tạm thời, tuy nhiên về lâu về dài lại gây ảnh hưởng không hề tốt đến hệ thần kinh cũng như là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ các bệnh tim mạch.

Do đó, thay vì giảm stress bằng các hình thức trên, hãy thử yoga cũng như các hình thức tập luyện khác lành mạnh để quản lý stress hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

sức khoẻ tim mạch

6. Quan tâm đến chất lượng chất ngủ

Các nghiên cứu đã cho thấy, những người có thói quen ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm hoặc bị mất ngủ mãn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, thậm chí đột quỵ.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến trí nhớ ở người cao tuổi

Nguyên nhân là bởi,  khi ngủ là lúc tim và các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo, giúp hệ tuần hoàn hoạt động ổn định. Nếu bị gián đoạn, đường hô hấp sẽ bị chặn ngắn hạn, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với tim mạch.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe tim mạch, một giấc ngủ đủ từ 7-8 giờ, ngủ sâu giấc là điều cần thiết để giúp tim giảm bớt căng thẳng, huyết áp ổn định và các chức năng tim mạch được duy trì ở mức bình thường.

7. Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đau tim và đột quỵ

Việc tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đau tim và đột quỵ là cực kỳ quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao cơ hội sống sót. Đau tim và đột quỵ là hai trong số những tình trạng y tế nghiêm trọng nhất, thường diễn ra đột ngột và có thể gây hậu quả nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với đau tim, các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm cơn đau ngực dữ dội hoặc cảm giác nặng ngực, lan ra cánh tay, vai, lưng hoặc hàm, kèm theo khó thở, buồn nôn và mệt mỏi. Trong khi đó, đột quỵ thường có dấu hiệu như đột ngột yếu liệt một bên cơ thể, khó nói hoặc nói ngọng, mất cân bằng, đau đầu dữ dội. Nếu được phát hiện trong “giờ vàng” (3-4 giờ đầu), bệnh nhân có thể được điều trị và phục hồi tốt hơn.

Việc nhận diện sớm những triệu chứng này không chỉ giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe  mà còn giúp người thân được cấp cứu kịp thời, tránh tổn thương cơ tim nghiêm trọng.

8. Xem xét đến việc sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp

Người cao tuổi không tránh khỏi tình trạng huyết áp. Theo đó, thuốc hạ huyết áp là phương pháp có thể giúp giảm áp lực trong các động mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngược lại, huyết áp cao, nếu không được kiểm soát, có thể làm tăng gánh nặng cho tim, gây tổn thương các mạch máu và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh động mạch vành, đột quỵ và suy tim.

Tất tần tật về chi phí điều trị bệnh tim mạch cần biết

Có thể thấy, đây là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được xem xét sử dụng theo đúng chỉ định và theo dõi sát sao bởi bác sĩ để giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, duy trì sức khỏe tim ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tìm đến dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng 

Chăm sóc sức khỏe tim mạch là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi. Dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng chuyên nghiệp Hio Care là một giải pháp toàn diện để phòng ngừa và điều trị các vấn đề tim mạch hiệu quả.

Với đội ngũ 100% chăm sóc viên có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, lộ trình chăm sóc được thiết kế bởi các chuyên viên y tế và dinh dưỡng, giúp tối ưu hóa sức khỏe tim mạch, đảm bảo người bệnh nhận được sự chăm sóc phù hợp.

Ngoài ra, đội ngũ chăm sóc viên tại đây không chỉ đảm bảo sự chăm sóc thể chất mà còn đồng hành tinh thần, giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái và an tâm.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch cần biết

Đặc biệt, điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe của người bệnh, cập nhật tình trạng sức khỏe liên tục với người nhà, tạo sự an tâm cho cả gia đình. Các gói chăm sóc giảm nhẹ kết hợp với bác sĩ và các dịch vụ hỗ trợ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giảm bớt lo lắng cho người thân.

Tìm đến dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng là một quyết định thông minh, bảo vệ sức khỏe tim mạch và mang lại chất lượng sống tốt nhất, phòng chống bệnh tim mạch cho người cao tuổi.

 

Đặt lịch chăm sóc?

Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp & cao cấp dành cho người cao tuổi tại nhà hoặc cơ sở y tế.