Cảm xúc tác động đến tim mạch như thế nào?
Cảm xúc không chỉ là tấm gương phản chiếu về tâm tư tình cảm của con người khi buồn khi vui mà nó còn ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách, nhất là thông qua hệ thần kinh và hormone. Đặc biệt là khi trải qua các cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, lo ây hay căng thẳng, cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng sinh lý dẫn đến gây tổn hại đến tim, mạch máu. Cụ thể một số bệnh liên quan đến cảm xúc tác động phải kể đến như:
- Tăng huyết áp: Khi giận dữ hoặc lo âu kéo dài sẽ vô tình tạo ra áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tổn thương các động mạch và có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
- Tăng nhịp tim: Cảm xúc mạnh mẽ kéo dài có thể khiến tim làm việc quá sức do tác động đến hệ thần kinh giao cảm, gây ra nhịp tim nhanh hơn.
- Căng cơ và viêm: Khi tâm trạng buồn rầu, căng thẳng có thể làm gia tăng viêm và căng cơ do cơ thể sản xuất các hormone như cortisol. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, bệnh động mạch vành hoặc thậm chí nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Ngoài căng cơ và viêm, cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài còn có nguy cơ dẫn đến các rối loạn nhịp tim, làm cho nhịp tim nhanh hoặc chậm, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy tim hoặc đột quỵ.
Một số cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến tim mạch
Cuộc sống thì sẽ đan xen niềm vui và nỗi buồn, tuy nhiên những cảm xúc quá tiêu cực kéo dài hiện rõ lên gương mặt bằng những trạng thái sau thì thật sự không tốt cho tim mạch, cụ thể:
Trạng thái căng thẳng
Đâu là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với các tình huống đe dọa hoặc tự mình làm bản thân căng thẳng bằng những suy nghĩ tiêu cực. Nếu kéo dài thường xuyên, hormone cortisol và adrenaline được tiết ra sẽ làm tăng huyết áp, giảm chức năng miễn dịch, gia tăng viêm, khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Đặc biệt, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các bệnh lý như suy tim, bệnh động mạch vành và đột quỵ.
Lo âu
Bên cạnh căng thẳng, lo âu cũng là một trạng thái cảm xúc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những cơn hoảng sợ gây lo âu kéo dài chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tim, và thường gặp nhất ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Theo đó, các cơn lo âu có thể làm nhịp tăng nhanh, từ đó gây áp lực lên tim dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Giận dữ
Đây là trạng thái cảm xúc khá mạnh mẽ có thể gây ra những tác động tức thời lên hệ thống tim mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim. Lý do là bởi, khi giận dữ, cơ thể sẽ tiết ra adrenaline và cortisol, nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp, từ đó có thể dẫn đến những tổn thương cho thành mạch máu.
Trầm cảm
Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, trầm cảm còn tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tim mạch làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, gây nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, suy tim thậm chí đột quỵ. Bên cạnh đó, trầm cảm còn có thể dẫn đến lối sống ít vận động, khó ngủ, ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá,… Đây đều là những yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch.
3. Cảm xúc tích cực có lợi như thế nào với tim mạch
Trái ngược với cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tích cực thể hiện trạng thái vui vẻ và sự thư giãn trên gương mặt sẽ mang đến vô vàn lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là cho hệ tim mạch.
Theo những nghiên cứu gần đây, những người có tâm trạng tích cực thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn bởi trạng thái tích cực sẽ làm thuyên giảm huyết áp, giảm áp lực lên hệ tim mạch, giảm mức độ viêm trong cơ thể. Từ những điều này, các mạch máu trong cơ thể sẽ giảm được những tổn thương, hoạt động tốt và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
4. Các biện pháp kiểm soát cảm xúc để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Từ những thông tin trên có thể thấy, cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tim mạch, nhất là ở những người lớn tuổi. Độ tuổi mà thường có nhiều trạng thái cảm xúc tiêu cực nhất vì sự lo lắng bất an về tuổi tác. Để bảo vệ hệ tim mạch thật tốt, việc kiểm soát cảm xúc là vô cùng quan trọng.
Và muốn làm được điều này, cần phải có phương pháp quản lý cảm xúc để giảm tác động tiêu cực đến tim mạch như thiền, yoga, tập thể dục đều đặn, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Với những người mắc bệnh trầm cảm hoặc lo âu nghiêm trọng, có thể tham gia trị liệu tâm lý để kiểm soát cảm xúc và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó cũng có thể gửi gắm “điều trị cảm xúc” thông qua dịch vụ chăm sóc và điều dưỡng chuyên nghiệp tại Hio Care. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi cùng khả năng trò chuyện, thấu hiểu sẽ giúp cho tinh thần người cao tuổi thoải mái, có thêm nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, từ đó giảm thiểu những tác động xấu đến hệ tim mạch.
Không chỉ chăm sóc về tinh thần, Hio Care còn có lộ trình chăm sóc toàn diện thể chất người cao tuổi từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện đều được thiết kế khoa học, chuẩn chỉnh bởi chuyên viên y tế và dinh dưỡng. Tất cả những điều này sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống người cao tuổi tốt hơn, người nhà cũng sẽ yên tâm làm việc hơn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về mối liên quan giữa cảm xúc và bệnh tim mạch. Nếu cảm thấy bản thân vẫn còn quá nhiều cảm xúc tiêu cực, hãy cố gắng thực hiện các biện pháp xua tan nói trên để giữ cho cảm xúc ổn định và giúp trái tim khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhé.