Những loại bệnh tim mạch thường gặp ở người già
Bệnh động mạch vành
Đây là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất, nó xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn bởi sự tích tụ của mảng bám cholesterol, mỡ cũng như các chất thải khác. Từ đó làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho cơ tim, gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu và triệu chứng: Khi có nguy cơ bị bệnh động mạch vành, người bệnh thường có dấu hiệu đau ngực khi gắng sức hay căng thẳng, khó thở mệt mỏi. Đôi khi lại không có triệu chứng rõ ràng, nhất là ở phái nữ nên cần phải thực sự lưu ý.
Nếu có những triệu chứng trên, người bệnh cần kiểm soát huyết áp và cholesterol thường xuyên qua chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối và chất béo bão hòa, hạn chế căng thẳng stress, thường xuyên tập thể dục và nói không với thuốc lá, rượu bia.
Suy tim hay thường gặp ở người mắc bệnh tim mạch
Tình trạng này có thể xảy ra khi tim bị tổn thương, khiến chức năng tim suy giảm do tim không thể bơm đủ máu và oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Từ đó gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kéo dài, hay các bệnh lý khác như bệnh van tim, sau đó dẫn đến tình trạng suy tim.
Dấu hiệu và triệu chứng: Cũng giống như bệnh biến động mạch vành, suy tim có triệu chứng dễ nhận thấy nhất là khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống hoặc gắng sức làm việc. Bệnh còn kèm theo triệu chứng phù nề ở mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng. Khi mắc bệnh cơ thể cũng sẽ có dấu hiệu mệt mỏi và tăng cân nhanh chóng do giữ nước trong cơ thể.
Phòng ngừa: Để phòng ngừa bệnh này, trước hết cần kiểm soát huyết áp và cholesterol thông qua chế độ ăn uống, luyện tập nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời giảm cân khi có hiện tượng thừa cân hay béo phì và điều trị kịp thời những bệnh nền như viêm khớp, tiểu đường hoặc rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim
Là tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, điều này vô cùng nguy hiểm và cần được đến bác sĩ để theo dõi ngay, nhất là đối với những người cao tuổi.
Dấu hiệu và triệu chứng: Dấu hiệu dễ nhận biết ngoài cách đo nhịp tim, người bệnh có thể tự đặt tay lên trái tim và có thể cảm nhận được tim đập mạnh hoặc “loạn nhịp” kèm theo tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực, thậm chí là ngất xỉu.
Phòng ngừa: Bên cạnh việc phải đi khám ngay khi có triệu chứng trên, người bệnh cũng cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao. Hạn chế và tốt nhất nên tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê hoặc rượu bia. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.
Bệnh van tim
Bệnh van tim là bệnh khá phổ biến xảy ra khi van tim hoạt động không đúng cách do các van tim bị hẹp lại hoặc không đóng kín làm cho lưu lượng máu không bình thường trong tim gây suy yếu chức năng tim. Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi do nguyên nhân này hoặc có thể phát triển từ các bệnh tim khác hay do nhiễm trùng.
Dấu hiệu và triệu chứng: Khi mắc phải bệnh van tim, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở nhất là khi hoạt động thể lực, sưng phù ở chân hoặc bụng.
Phòng ngừa: Cần giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, bệnh động mạch vành, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nhằm điều trị kịp thời các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến van tim như viêm nhiễm hoặc bệnh lý do di truyền.
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim hay còn gọi là cơn đau tim, xảy ra khi một phần cơ tim không nhận đủ máu và oxy do tắc nghẽn các động mạch vành. Những điều này sẽ gây tổn thương thậm chí làm chết tế bào cơ tim, từ đó dẫn đến suy tim hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu và triệu chứng: Khi gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ có triệu chứng đau ngực dữ dội như có vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay trái, vai hoặc hàm khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, buồn nôn hoặc chóng mặt.
Phòng ngừa: Hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn để kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết. Đồng thời cần tránh xa rượu bia thuốc lá, nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp rất hay xảy ra ở người cao tuổi, một khi huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tim, đột quỵ, bệnh thận khá nguy hiểm mà người bệnh không nên xem thường.
Dấu hiệu và triệu chứng: Trong giai đoạn đầu, tình trạng này thường không có triệu chứng rõ rệt, một số người chỉ cảm thấy đau đầu, khó thở, chóng mặt. Tuy nhiên, đây cũng là những dấu hiệu cần lưu ý, nhất là đối với người lớn tuổi.
Phòng ngừa: Để kiểm soát tình trạng huyết áp tăng cao, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân khi thừa cân, hạn chế muối trong chế độ ăn uống, nên tập thể dụng đều đặn và theo dõi huyết áp thường xuyên.
Nhìn chung, các bệnh liên quan đến tim mạch là nhóm bệnh lý nghiêm trọng thường xảy ra ở người cao tuổi, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đó, ngay từ bây giờ cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa thật tốt để đảm bảo duy trì sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi nên cần có sự quan tâm hơn từ người nhà hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều dưỡng chuyên biệt để tiện trong việc theo dõi, sớm phát hiện bệnh tim mạch và điều trị kịp thời.